Gà bị ké bầu diều là vấn đề thường gặp trong nuôi gà đá. Thế nhưng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, nó có thể khiến cho chiến kê gặp khó khăn trong sinh hoạt và cả thi đấu, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách điều trị như thế nào để giải quyết dứt điểm? Hãy cùng Gà Việt SV388 tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Ké gà là gì?
Ké gà còn được gọi là kén gà, là tình trạng trên cơ thể gà mọc những cục lớn dưới da hoặc dưới cơ. Ké có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gà như là đầu, cổ, lườn, mặt. Nhưng có lẽ bầu diều là vị trí hay gặp nhất và khó điều trị nhất. Nguyên nhân gà bị ké bầu biều đa phần do dinh dưỡng chưa hợp lý, gà bị thiếu vitamin hoặc gà bị trầy xước, xóc dầm trong da…
Xem thêm: Gà bị kén mép do đâu? Làm thế nào để điều trị dứt điểm?
Cách trị gà bị ké bầu diều hiệu quả
So với bị ké ở lườn hoặc cổ thì ké bầu diều vẫn dễ điều trị hơn. Anh em có thể áp dụng quy trình điều trị cơ bản như sau:
- Khi phát hiện gà bị ké bầu diều, không cho gà uống nước hoặc ăn quá no, quá nhiều bởi nó có thể làm cho vùng bị ké trở nên lớn hơn. Chỉ cho ăn uống ở mức vừa phải.
- Mua thuốc điều trị gà bị ké bầu diều chuyên dụng tại hiệu thuốc và sử dụng theo chỉ định.
- Khi thấy ké đã được gom tụm và làm cứng. Tiến hành mổ, nặn để loại bỏ ké gà triệt để. Việc mổ ké cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, tiệt trùng đầy đủ, vệ sinh vết mổ sạch sẽ rồi mới khâu lại.
- Khi tiến hành mổ, nặn ké gà nên bôi thuốc sát trùng rồi mới khâu lại. Nên để chừa lại khoảng 1cm ở vết khâu để dịch vàng ở trong có thể chảy hết ra ngoài. Như vậy mới loại bỏ ké bầu diệu triệt để.
Hướng dẫn cách mổ ké bầu diều cho gà chọi
Như đã nói ở trên, với các vị trí bị ké như bầu diều, mặt hay đầu, muốn loại bỏ ké triệt để bắt buộc phải mổ. Khi thấy ké đã được gom lại và cứng, nhấn tay vào thấy nó chạy qua chạy lại tức là ké đã già, có thể mổ để loại bỏ.
Nên làm thủ thuật loại bỏ ké cho gà bị ké bầu diều vào buổi chiều. Hãy thực hiện ở những nơi có ánh sáng tốt, sạch sẽ. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: Dao mổ, nhíp, kéo, bông y tế, các loại thuốc mỡ, thuốc kháng sinh như Betadine, NutriDrench, Vetericyn VF, Duramycin, Muối Epsom…
Sau đó thực hiện mổ lấy ké theo các bước sau:
- Rạch một vệt nhỏ tại nơi gà bị ké bầu diều. Dùng tay đẩy ké ra ngoài rồi sát trùng và khâu lại.
- Lưu ý, chừa lại khoảng 1cm để dịch vàng còn sót lại ở trong chảy ra hết, tránh sót ké kẻo bị tái lại.
- Trong khoảng 3 tiếng sau khi mổ, không cho gà ăn uống bất cứ thứ gì. Hôm sau tiêm thuốc bổ và cho ăn cháo để giúp gà hồi phục sức khỏe lại.
Lời Kết
Trên đây là tất cả những thông tin anh em cần biết về gà bị ké bầu diều. Mong rằng bài viết đã giúp sư kê hiểu hơn về loại bệnh thường gặp này, cũng như biết cách xử lý sao cho hiệu quả nhất.