Cách làm cho gà chọi máu chiến, sung sức được Gà Việt SV388 chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ mang tới cho các anh em những kinh nghiệm quý giá. Chỉ cần áp dụng các bí kíp này, chiến kê lúc nào cũng hừng hực, tới pin và sẵn sàng nhập cuộc với trạng thái tốt nhất. Cùng xem đó là những bí kíp gì nhé!
Cách làm cho gà chọi máu chiến, đá sung sức
Để gà chọi đá sung, máu chiến không phải ngày một ngày hai là có thể làm được. Ngay từ những khâu ban đầu sư kê đã phải chú ý tới điều này và đặc biệt kiên nhẫn, không thể dục tốc bất đạt.
Cách làm cho gà chọi máu chiến – Khâu chọn giống
Gà chọi có hung hăng máu chiến hay không phụ thuộc khá nhiều vào nguồn gen di truyền từ bố mẹ. Vậy nên ngay từ ban đầu khi chọn gà giống, sư kê nên ưu tiên chọn những con có ngoại hình, thể trạng, màu lông, chân, vảy, lối đánh có sự lỳ lợm. Ta có thể nhận biết con nào đá lì, hung hăng hay không thông qua dáng vẻ bên ngoài của nó như sau:
- Dáng đứng vững chãi, chắc chắn, trông oai phong, hùng dũng chính là những con đòn hay.
- Với gà mẹ, con nào càng hung dữ, gan lì thì càng tốt.
- Cơ thể gà giống trông phải thực sự khỏe mạnh, săn chắc, tinh anh, nhanh nhẹn.
- Lưu ý, không chọn gà bố mẹ cùng một đàn, tránh lai cận huyết có thể khiến gà con bị dị tật.
Xem thêm: Cách chọn gà chọi con dựa trên 9 tiêu chí cực chuẩn
Cách làm cho gà chọi máu chiến bằng cách vần hơi, vần đòn
Trong huấn luyện gà chiến, đây là các bài tập cơ bản để giúp chiến kê trở nên hung hăng, máu chiến hơn mà bất cứ sư kê nào cũng phải biết. Việc vần hơi, vần đòn cho gà cần được thực hiện đúng cách, đúng cường độ để tránh gà bị chấn thương nặng.
Các bài vần hơi, vần đòn không chỉ là cách làm cho gà chọi máu chiến hơn, nó còn là bí kíp nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai cho chiến kê nữa. Cụ thể anh em có thể áp dụng việc huấn luyện này như sau:
- Vần gà với lịch trình 4 kỳ vần đòn, 3 kỳ vần hơi.
- Cho gà đeo chì vào chân.
- Cho gà chạy bội, quần sương vào buổi sớm.
Om bóp và dầm cán định kỳ cho gà
Tùy thuộc vào tuổi, trạng gà cụ thể mà sư kê đề ra các bài tập phù hợp nhất. Cường độ tập luyện nên tiến hành vừa phải, điều độ, tránh làm cho gà bị kiệt sức, quá sức. Khi vần gà cần quấn cựa, bịt mỏ hật cẩn thận để tránh gà bị thương khi tập luyện. Cùng với đó, om bóp vào nghệ chỉ thực hiện với những con khỏe mạnh, đủ tuổi. Những con ốm và còn non thì tuyệt đối không om bóp.
Với cách làm cho gà chọi máu chiến này, ta không thể đốt cháy giai đoạn. Cần phải kiên trì thực hiện các bài tập thường xuyên từ nhẹ cho đến nặng, từ dễ tới khó, ngắn rồi mới đến dài thì mới nhận được kết quả như mong muốn.
Chế độ chăm sóc gà chọi máu chiến và hung hăng
Thêm một cách làm cho gà chọi máu chiến, mau tới pin nữa mà anh em cần nhớ đó chính là chế độ chăm sóc hàng ngày mà sư kê áp dụng. Hàng ngày nên cho gà tắm nắng, vần sương, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, thực hiện công tác phòng bệnh…
Thời điểm từ 6h – 8h sáng là lúc lý tưởng để cho gà tắm nắng, hỗ trợ hấp thu tốt nhất vitamin D từ ánh nắng mặt trời để tăng cường canxi hiệu quả. Liên tục kiểm tra để kịp thời phát hiện chiến kê có các biểu hiện lạ. Nếu gà bị bệnh cần có biện pháp can thiệp tức thì để tránh gà bệnh nặng hơn hoặc lây lan sang các cá thể khác.
Khi chăm nuôi gà chọi, sư kê cần phải đặc biệt chú ý tới các vấn đề sau đây:
- Liên tục vệ sinh, khử trùng định kỳ máng ăn, máng uống cho gà chiến.
- Tiến hành tiêm phòng theo đúng lịch.
- Không cho gà ăn lại thức ăn đã để qua đêm vì dễ bị nấm mốc, ẩn chứa vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của gà.
- Cung cấp cho gà đầy đủ vitamin, dưỡng chất để tăng cường đề kháng đầy đủ.
- Sau khi gà thi đấu, tập luyện xong cần lau người, vỗ đờm để tránh gà bị khò khè, đọng đờm trong họng.
Cách làm cho gà chọi máu chiến thông qua chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng có sự ảnh hưởng nhất định tới độ máu chiến và sung mãn của gà chọi. Bên cạnh các loại thức ăn thông thường như: Thóc, lúa, rau xanh, sư kê nên bổ sung thêm mồi tanh, đồ tươi cho gà như: Thịt bò, thịt nạc heo, dế, côn trùng, lươn, cá… Đây chính là “dopping” giúp gà máu chiến hơn, sung mãn hơn. Thế nhưng, không cho chúng ăn đồ tanh hàng ngày. Tầm 2 – 3 lần/ tuần là được để tránh gà bị đầy bụng, khó tiêu.
Không nuôi nhốt gà chọi quá lâu
Việc nuôi nhốt gà trong chuồng suốt ngày cũng khiến chúng bị rót, nhát đòn và sợ người, không có được sự hung hăng như sư kê mong đợi. Vì thế, anh em cần thường xuyên cho chúng đi lại tự do, xả cơ để lanh lợi, nhanh nhẹn hơn thay vì cứ ém chúng ở trong chuồng mãi.
Cách làm cho gà chọi máu chiến – Nhốt cùng với gà mái
Nhốt chung với con gà mái cũng là cách hay để gà tăng sự máu chiến của mình lên. Bởi khi có con cái, chúng sẽ phô diễn hết vẻ đẹp, sức mạnh của mình để lấy le với đối phương. Vì thế, anh em có thể thả gà chiến vào cùng chuồng với gà mái. Nhưng phải thường xuyên theo dõi, tránh tình trạng gà đúc mái nhiều dẫn tới bị yếu chân và tốn lực khi thi đấu.
Một vài lưu ý cần nhớ trong cách làm cho gà chọi máu chiến
Ở trên là một vài cách hay giúp gà chọi máu chiến. Tuy nhiên, sư kê cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khi triển khai các kỹ thuật kích thích sự máu chiến của gà, nhất là ở các bài tập vần hơi, vần đòn. Chế độ tập cũng như chế độ dinh dưỡng cần có sự điều chỉnh phù hợp với tuổi và trạng gà. Không đốt cháy giai đoạn, cho gà tập nhiều chỉ phản tác dụng mà thôi.
- Bọc cựa, mỏ gà thật cẩn thận khi thực hiện các bài tập vần hơi vần đòn để tránh những chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Không cho gà ăn quá no, nhất là mồi tanh tươi có quá nhiều dinh dưỡng, không phù hợp với trạng gà, làm gà khó tiêu, béo phì và kém linh hoạt trong khi thi đấu.
Lời Kết
Trên đây là một vài cách làm cho gà chọi máu chiến khá hay đang được các sư kê áp dụng và mang tới hiệu quả tốt. Anh em còn cách nào hay hơn nữa không, hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết để các sư kê khác cùng học hỏi và áp dụng, giúp gà chiến luôn sung mãn, mau tới pin.