Những ai đang tìm kiếm cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu như thế nào cho hiệu quả. Hãy tham khảo hết bài viết dưới đây của Gà Việt SV388, anh em sẽ có được những thông tin hữu ích. Tất cả đều là những kinh nghiệm thực tiễn đã được các sư kê áp dụng, mang lại hiệu quả tốt.
Các dấu hiệu cho thấy gà chọi bị mất gân
Gà chọi bị mất gân, yếu chân thường rất khó nhận thấy. Bởi các dấu hiệu không thực sự rõ ràng, chỉ những ai có nhiều kinh nghiệm mới nhận biết được thôi. Khi bị mất gân, yếu chân gà sẽ có một vài biểu hiện như:
- Các cú ra đòn yếu hơn, tiếp đất cũng khó khăn hơn.
- Dù tung ra các cú đá liên hoàn cước nhưng đối thủ không bị thương chí mạng.
Xem thêm: Cách làm cổ gà chọi to đơn giản mà hiệu quả
Nguyên nhân làm gà chọi bị mất gân là gì?
Để áp dụng đúng cách chữa gà chọi bị mất gân, yếu chân, sư kê phải nắm được nguyên nhân vì sao gà bị như vậy. Có một vài nguyên nhân khiến cho gà bị mất gân, yếu chân đó là:
- Vần gà quá sớm, gà chưa đủ tuổi đã vần khiến cho gà bị quá tải, căng thẳng và mất gân.
- Sư kê không cản mái để gà đạp mái quá nhiều, nhất là thời kỳ thay lông từ vụ 1 qua vụ 2.
- Có thể sư kê vần hơi, vần đòn, vào nghệ, om chườm không đúng kỹ thuật khiến gà bị mất gân.
- Cũng có thể do tiêm phòng, tiêm thuốc bổ đúng vào vị trí cơ đùi của gà. Hoặc tiêm kháng sinh quá nhiều vào đùi cũng khiến cho gà bị mất gân.
- Một số dòng gà có đặc tính di truyền, chúng bị mất gân ngay khi thay lông từ vụ 1 qua vụ 2.
Hướng dẫn cách chữa gà chọi bị mất gân
Khi áp dụng các cách chữa gà chọi bị mất gân, điều đầu tiên sư kê cần xác định đó chính là công cuộc này cần thời gian, sự kiên trì, không phải làm cái có hiệu quả ngay được. Dưới đây là một vài biện pháp chữa mất gân, yếu chân ở gà đá khá hiệu quả mà anh em có thể tham khảo:
Tách riêng gà bị mất gân, yếu chân ra chuồng riêng
Với cách chữa gà chọi bị mất gân này, đầu tiên hãy tách những cá thể gặp phải tình trạng yếu chân, mất gân ra khu vực nuôi khác. Không nhốt chung với các cá thể gà đá hay gà mái khác. Nên thả cho chúng đi lại tự do ở khu vực rộng rãi, có nhiều cây cối, đất cát để gà tự do bay nhảy và tắm cát, giảm stress.
Cách chữa gà chọi bị mất gân bằng cách om bóp và tập luyện
Với gà bị mất gân, yếu chân ta có thể kết hợp om bóp massage đùi cho gà nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần sáng – tối. Thực hiện liên tục trong khoảng 15 ngày kết hợp cùng với các bài tập gân gối để gà mau chóng phục hồi.
- Các bài tập gân gối đầu tiên: Cho tay luồn xuống dưới lườn gà, tay còn lại giữ ở trên rồi nâng gà lên chừng 30cm và thả tự do cho nó tiếp đất. Làm như vậy với tần suất tăng dần lên tới khi được 100 lần/ ngày thì từng lại. Lưu ý, không cho gà tập nặng ngay lập tức, nên tập từ từ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài tập gân gối thứ 2: Với cách chữa gà chọi bị mất gân này, ta cũng luồn tay xuống dưới lườn gà rồi hất tung gà lên cao để gà tự do tiếp đất. Cũng thực hiện vài lần mỗi ngày với số lần tăng dần lên tầm 100 lần/ ngày là được. Khi tập xong, cho gà thoải mái đi lại rồi đặt tay ngang cổ gà, xoay phần cổ tay một cách nhẹ nhàng để gà xoay theo, thực hiện động tác trên khoảng 5 phút rồi cho gà nghỉ ngơi.
Khi tập các bài gân gối này, sư kê phải quan sát thật kỹ cách tiếp đất của gà chọi xem gà có bị ngã hay khuỵu gối xuống không. Nếu có thì cần điều chỉnh lại tốc độ các bài tập xuống, tập từ từ, nhẹ nhàng hơn để gà quen dần.
Giai đoạn thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2
Ở giai đoạn thay lông từ vụ 1 qua vụ 2, sư kê không cho gà đạp mái để tránh bị mất gân. Cùng với đó, cũng không huấn luyện gà các bài gân gối như trên. Cách chữa gà chọi bị mất gân tốt nhất lúc này chính là cho gà nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất đầy đủ.
Những con nào bị mất gân, yếu chân do yếu tố bẩm sinh di truyền thì nên loại bỏ ngay để đỡ mất công chăm sóc và huấn luyện. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị mất gân cho gà, vậy nên tốt nhất sư kê nên kết hợp giữa dinh dưỡng với tập luyện để đạt hiệu quả tốt nhất. Và đừng quên, phải thực sự kiên trì áp dụng các cách chữa gà chọi bị mất gân như trên thì mới có thể giúp gà phục hồi nhanh chóng.
Lời Kết
Trên đây là cách chữa gà chọi bị mất gân, yếu chân hiệu quả mà các sư kê lâu năm bật mí, anh em có thể tham khảo và áp dụng. Điều quan trọng nhất là sư kê cần xác định được nguyên nhân gà bị mất gân, yếu chân do đâu, sau đó kiên trì áp dụng các biện pháp luyện tập, chăm sóc để gà chóng bình phục.