Cách trị gà bị ủ rũ không khó nếu người nuôi kịp thời phát hiện được nguyên nhân gây bệnh và can thiệp sớm. Trong bài viết này, Gà Việt SV388 sẽ chia sẻ tới anh em những dấu hiệu gà bị bệnh cũng như cách điều trị cho từng trường hợp, giúp gà chóng khỏe khá hiệu quả được nhiều người áp dụng thành công.
Nguyên nhân khiến gà bị ủ rũ
Muốn đưa ra được cách trị bệnh gà ủ rũ hiệu quả, trước tiên cần phải xác định được nguyên nhân gà bị bệnh do đâu. Đa phần những trường hợp gà bị ủ rũ do bị mắc bệnh Newcastle gây nên. Đây là loại bệnh thường gặp trong chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng. Nếu không kịp thời phát hiện sớm và có biện pháp điều trị, rất có thể sẽ lây lan nhanh và gây thiệu hại lớn. Mầm bệnh mang virus tới khu vực chăn nuôi có thể do gà tiếp xúc với những cá thể hoang dã như chim, chuột hoặc những dụ cụ chăn nuôi, gió thổi từ nơi khác vào…
Xem thêm: Cách trị gà bị sổ mũi, khò khè, sưng mặt, thối mũi hiệu quả
Triệu chứng gà bị bệnh ủ rũ
Khi chăn nuôi gà, nếu thấy chúng có các biểu hiện dưới đây, khả năng cao chúng đã bị mắc bệnh ủ rũ:
- Gà ủ rũ, xù lông, xệ cánh, cổ rụt, đứng gật gù.
- Gà ăn kém hoặc bỏ ăn, ăn không tiêu, bị chướng diều, đầy bụng. Mũi và miệng gà xuất hiện nhiều dịch nhờn.
- Gà có hiện thượng tiêu chảy, phân có màu trắng và mùi tanh nồng.
- Nếu gà bị nặng có thể gặp các triệu chứng như ngoẹo cổ, đi thụt lùi, lên cơn co giật, mổ không trúng thức ăn.
- Với những trường hợp gà bị ủ rũ do dịch tả (Newcastle) thời gian ủ bệnh sẽ rất nhanh khoảng từ 3 – 4 ngày. Thời điểm này, gà rất dễ chết đột ngột. Lúc đầu chúng ủ rũ, lờ đờ, thở khó, khò khè, hay ho, sau đó ỉa chảy lẫn máu, ăn ít, ốm yếu.
- Khi bị nặng hơn gà bị mất tri giác cứ quay vòng tròn, không thể đi thẳng được mà đi dạng zíc zắc. Gà mái thì bị giảm số lượng trứng, trứng bị vỏ mềm rất dễ vỡ. Bệnh này có nguy cơ tử vong cao từ 40 – 80%, gây thiệt hại kinh tế lớn.
Cách trị bệnh gà ủ rũ kém ăn, xù lông
Khi đã nắm bắt được các nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh gà bị ủ rũ, ta hãy tiến hành áp dụng cách trị bệnh gà ủ rũ cho từng trường hợp cụ thể như sau:
Cách trị bệnh gà ủ rũ kèm khô chân do nhiễm khuẩn E.Coli
Cách trị bệnh gà ủ rũ trong trường hợp này không khó, chỉ cần áp dụng theo hướng dẫn sau đây:
- Sử dụng kháng sinh Florfenicol 4% hoặc Trimothoprim + Sulphamethoxazol nhằm tăng cường đề kháng cho gà. Ta có thể pha thuốc vào thức ăn hoặc trộn với nước uống hàng ngày đều được. Liều lượng sẽ tùy theo số lượng gà bị bệnh nên người nuôi cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Còn nếu gà quá yếu, có thể nhét trực tiếp thuốc vào miệng hoặc pha vào nước cho gà cũng được.
- Để cách trị bệnh gà ủ rũ này mang lại hiệu quả tốt, sư kê nên cho uống bổ sung kháng thể E.Coli cho cả gà bị bệnh lẫn các cá thể khác trong đàn để ngăn chặn sự lây lan. Lưu ý, gà bị bệnh uống trước rồi tới gà khỏe mạnh. Liều lượng uống sẽ là 2 lần/ ngày vào sáng và tối, uống liên tục trong 3 ngày.
- Cùng với đó, cho gà uống thêm chất điện giải, vitamin để nâng cao đề kháng, giúp gà khỏe hơn, chống chọi bệnh tật tốt hơn, nhất là những ngày nắng nóng. Một số chất được khuyến nghị bổ sung đó là: Gluco-C và các vitamin A, D, E, sử dụng liên tục trong 2 tuần giúp quá trình điều trị và hồi phục được diễn ra nhanh chóng hơn.
- Thêm nữa, khi gà bị bệnh ủ rũ, chúng sẽ có thêm các triệu chứng khác như là khò khè, khó thở, ăn không tiêu. Cách trị bệnh gà ủ rũ lúc này đó là dùng thuốc Bromhexin đặc trị hen xuyễn cho gà. Ngoài ra, cho gà uống thêm men tiêu hóa để loại bỏ chứng ăn không tiêu, chướng diều. Đừng quên cho gà dùng các loại khoáng chất Premix, Vitamin B – Complex để tăng đề kháng hiệu quả.
Cách trị bệnh gà ủ rũ do mắc dịch tả (Newcastle)
Với những trường hợp gà bị mắc chứng ủ rũ của bệnh gà rù, gà toi hay Newcastle thì việc đầu tiên mọi người cần làm là tách các cá thể bị bệnh ra khỏi đàn, tránh lây lan. Cách trị gà ủ rũ trong trường hợp này được tiến hành như sau:
- Gà bị sốt thì cho uống Paradise với liều lượng 1 gram trên 1 lít nước để tránh gà bị sốt cao do co giật.
- Gà khò khè khó thở có thể dùng Bromecin liều lượng 1 gram trên 2 lít nước để điều trị, loại bỏ long đờm cho gà.
- Cho uống thuốc Lesthionin – V với liều lượng 1ml trên 1 lít nước liên tục để gà thải độc nhanh chóng.
- Trong cách trị bệnh gà ủ rũ này, ta cũng dùng kháng sinh Doxycline 150 liều lượng 1gram/15kg và kháng sinh Moxcolis liều lượng 1gram trên 2 lít nước mỗi ngày cho gà uống liên tục 3 – 5 ngày để ức chế tế bào gây bệnh, giảm đau, hạ sốt.
- Cuối cùng, cho gà uống thêm các chất điện giải, trộn vào thức ăn hoặc nước uống của gà để tăng đề kháng, giúp gà khỏe, nhanh hồi phục hơn.
Cho tới giờ bệnh dịch tả Newcastle vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì thế mà người nuôi cần nêu cao công tác phòng bệnh. Vì khi gà bị bệnh rồi sẽ rất khó điều trị, nguy cơ lây nhiễm cao.
Theo đó, sư kê tiêm vacxin Newcastle, vắc xin Medivac Clone 45 dưới cổ gà theo chỉ định. Nếu không tiêm được thì có thể cho gà uống với liều lượng từ 1,5 đến 2 lần so với lượng tiêm.
Lời Kết
Đó là cách trị bệnh gà ủ rũ khá hiệu quả mà sư kê cần nắm được. Đây thường là triệu chứng của các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, vậy nên anh em cần đặc biệt cảnh giác để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị nhanh chóng, hiệu quả.