Gà đá C1 vẫn hay được nhắc tới trên các diễn đàn về đá gà của các sư kê Việt. Nhưng có lẽ nhiều người vẫn còn chưa rõ về thuật ngữ này. Nếu anh em có ý định dấn thân vào sự nghiệp chơi đá gà chuyên nghiệp, nhất định phải hiểu rõ về nó. Và bài viết này của Gà Việt SV388 sẽ giúp các sư kê tân binh có thêm những thông tin hữu ích liên quan.
Gà đá C1 là gì?
Nếu như ở các quốc gia như Philippines, Thái Lan, Campuchia… đá gà được công nhận là một môn giải trí hợp pháp, được hoạt động công khai, mang về cho kinh tế quốc gia hàng triệu đô mỗi năm. Tại Việt Nam, bộ môn này vẫn bị cấm và chịu sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền. Dẫu vậy, hoạt động chọi gà vẫn ngầm diễn ra, sư kê khắp các tỉnh thành vẫn mang gà đi đá. Và đấu trường C1 chính là một giải đấu danh giá mà bất cứ sư kê nào cũng muốn chiến kê của mình được góp mặt.
Trong giới đá gà chuyên nghiệp, người ta chia đá gà thành 2 cấp chính đó là: C1 và C2:
- Đấu trường C1 là nơi dành cho những chiến kê đá xuất sắc. Gà đá C1 phải là những chiến kê đã từng tham gia thi đấu và giành các giải thưởng ở nhiều cấp độ nhỏ như: trong tỉnh, liên tỉnh, liên thành phố.
- Đấu trường C2 quy mô nhỏ hơn, chỉ cần đá thắng từ 2 – 3 độ là có thể tham gia thi đấu tích lũy kinh nghiệm để xét lên C1.
Tóm lại, gà đá C1 chính là những chiến kê có các thành tích ấn tượng, giàu kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu. Vì thế mà những trận đấu trong khuôn khổ giải này có chất lượng cao, trình độ chuyên môn tốt và cống hiến cho người xem nhiều pha vào đòn mãn nhãn, ấn tượng.
Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi gà con 1 tháng tuổi khỏe mạnh, mau lớn
Những quy tắc trong sới gà đá C1 sư kê cần biết
Bất luận anh em là người tham gia chơi độ, hay là sư kê mang gà đi tranh giải cũng cần phải nắm rõ các quy tắc trong sới đá gà C1. Để từ đó biết được như thế nào là thắng, thua và cần lưu ý gì để tránh bị thiệt thân.
Khi xem gà đá C1, cần chủ động chọn chỗ đứng
Đá gà ở Việt Nam đa phần tổ chức chui nên các địa điểm thi đấu không được đầu tư quá nhiều, chỉ cần không gian đủ rộng, thoáng, an toàn và khó tìm một chút là được. Trước khi tham gia, gà đá C1 sẽ được kiểm tra tổng quát sức khỏe, cân nặng. Sau khi chiến kê được trả về, anh em cần quan sát sân chơi, vị trí cho phù hợp:
- Nếu sân lồi lõm, mấp mô chỗ cao chỗ thấp… nên ưu tiên chọn vị trí cao để khi thả gà sẽ chiếm ưu thế hơn.
- Nếu chơi đá gà trong nhà, ưu tiên chọn chỗ tối một chút để gà không bị quáng mắt.
- Nếu đá ở ngoài trời thì nên chọn chỗ sáng.
- Chọn vị trí tốt nhất để gà xuống, rồi nhìn theo tầm hướng mà chúng nhìn là tốt nhất.
Giữ khoảng cách khi nhử gà trong đá gà C1
Khi anh em ôm gà ra sân để đá, không nên ôm lung tung, không cho tiếp xúc gần với gà của đối thủ. Nếu họ cố tình mang gà lân la tới gần thì nên né đi. Khi trọng tài có hiệu lệnh nhử gà cũng không nên đứng quá gần gà đối phương kẻo bị kẻ xấu lợi dụng sơ hở dùng chiêu trò khiến gà của anh em gặp bất lợi.
Không vội khi gà đối thủ dính cựa
Khi có hiệu lệnh sẵn sàng thả gà thì từ từ đặt gà xuống sân, 1 tay bợ cánh, ngực, đùi, tay còn lại nắm đuôi. Lưu ý, đặt gà đá C1 phải đảm bảo chúng giữ thăng bằng tốt. Chờ có hiệu lệnh buông đuôi thì thả tay ngay để gà nắm bắt được ưu thế tấn công. Chỉ cần thả chậm nửa nhịp thôi là gà của anh em cũng có thể gặp bất lợi.
Theo quy định trên sới gà đá C1, chủ kê phải đứng cách xa gà của mình khoảng 2 thước. Nhưng trong thực tế thì chỉ cần cách xa 1 thước là đủ để dễ quan sát, xử lý tình huống. Khi thi đấu, nếu thấy gà đối thủ dính cựa đừng vội lao tới gỡ ngay, hãy để trọng tài hoặc chủ gà bên kia vào gỡ. Như vậy sẽ kéo dài được thời gian khiến đối thủ bị thương nặng hơn, tăng cơ hội thắng cho chính gà của anh em.
Còn nếu gà của anh em bị dính cựa của đối thủ, ngay lập tức phải nhào tới gỡ luôn, đừng để bên kia gỡ hộ. Vì có những trường hợp họ lợi dụng việc gỡ cựa rồi đâm cựa vào sâu hơn. Tốt nhất tự xử lý sẽ an tâm hơn nhiều.
Xử lý vết thương nhanh chóng trong giờ giải lao gà đá C1
Thêm một điều nữa mà sư kê cần nhớ đó là tranh thủ giờ giải lao kiểm tra tình trạng của chiến kê và đưa ra phương án xử lý vết thương nhanh gọn để gà có thể tiếp tục chiến đấu. Vết thương nhẹ thì thôi về nhà xử lý. Lấy khăn sạch thấm nước lau mặt mũi và vỗ hen cho gà, thông miệng để tống hết đờm nhớt, máu ở trong họng gà ra ngoài. Đối với vết thương hở, chảy máu thì cố gắng cầm, dùng đất rịt lên.
Dưới đây là một số vết thương có thể gà đá C1 của anh em sẽ gặp phải khi cáp độ cũng như phương án xử lý kịp thời:
Gà bị đá vẹo cổ
Nếu gà của anh em không may bị đá trúng vào cột sống, bị vẹo cổ. Lúc này hãy đè cổ gà xuống, dùng hơi nóng chườm vào lưng, kéo nhẹ để dãn cổ ra. Nết chấn thương nặng thì chủ động dừng độ, cơ hội thắng gần như không còn, cố đá chỉ làm chết gà mà thôi.
Gà bị khò khè
Ghé sát tai vào ngực và miệng gà nếu nghe thấy tiếng khò khè hãy cho chúng đứng xuống đất, để gà tự ói ra hoặc vỗ hen để đẩy đờm nhớt ra ngoài.
Gà đá C1 bị quáng
Khi bị trúng đòn ở phần đầu, khả năng gà bị quáng là rất cao, nó khiến cho gà không nhìn rõ đối thủ, đòn đá cũng không chính xác nữa. Lúc này, sư kê hãy đặt gà lên đùi mình, dùng ngón cái và ngón trỏ nắm vòng xuống dưới cằm, kéo cổ gà dãn ra từ từ. Sau đó hà hơi nóng vào gáy chúng, đơn giản vậy thôi, chiến kê đã có thể tiếp tục vào trận.
Gà không đứng vững
Những trường hợp gà đá C1 có biểu hiện không đứng vững, khả năng cao chúng bị chấn thương cột sống rồi. Lúc này hãy làm nóng lưng gà và xoa lưng, tay còn lại xoa bóp, kéo dãn chân gà.
Trường hợp gà gãy chân, gãy cánh
Những trường hợp này gần như không có cách xử lý. Chỉ có thể cầm cự để gà thi đấu hết trận mà thôi. Hãy cố gắng giữ gà đứng vững hoặc nghiêng về bên không bị tương khi thả ra.
Gà bị động kinh
Khi gà đá C1 bị động kinh, chúng sẽ run rẩy, tê liệt và không thể đứng vững được. Cách tốt nhất lúc này là làm nóng cơ thể chúng ngay lập tức, đặt lên đùi và xoa bóp nhẹ nhàng cho chúng tỉnh táo lại. Tuyệt đối không cho gà uống nước, chỉ thấm nước vào miệng chúng thôi. Nếu thi đấu trong điều kiện thời tiết nắng nóng, chỉ làm ướt tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng chỗ nách và đùi của chúng mà thôi.
Lời Kết
Tóm lại, gà đá C1 chính là những chiến kê xứng tầm, sở hữu thành tích mới có thể góp mặt vào giải đấu này. Nếu anh em đang có trong tay những chiến kê đã có từ 2 – 3 trận thắng ở các giải đấu cấp tỉnh, khu vực, hãy ghi danh ngay vào đấu trường này để có cơ hội cọ xát với các đối thủ sừng sỏ khác trên cả nước, học hỏi kinh nghiệm từ các cao thủ ở khắp mọi miền nhé!