Cách nuôi gà con 1 tháng tuổi không hề dễ chút nào. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm, gà vừa mới nở được ít ngày, chưa thích nghi được với môi trường sống, đề kháng còn yếu nên rất dễ bị mắc bệnh, tỷ lệ tử vong cao. Vậy nên, anh em sư kê cần đặc biệt chú ý về cách chăm nuôi. Và dưới đây chính là kinh nghiệm nuôi gà con 1 tháng tuổi mà anh em có thể tham khảo từ các chuyên gia của Gà Việt SV388.
Khâu chọn lựa gà con
Cách nuôi gà con 1 tháng tuổi dù có chuẩn chỉ tới mấy mà khâu chọn gà ban đầu không kỹ càng, nhiều cá thể yếu, sức khỏe kém thì khó có thể đạt được hiệu quả. Vì thế, ngay từ ban đầu, anh em ưu tiên chọn những con gà khỏe mạnh, không bị dị tật. Có thể quan sát hoạt động của chúng xem có nhanh nhẹn không, chân, mỏ, màng da có tốt không…
Xem thêm: Cách nuôi gà tre đá có lực hiệu quả từ cao thủ lâu năm
Hướng dẫn cách nuôi gà con 1 tháng tuổi
Như đã nói ở trên, 1 tháng tuổi là thời điểm vô cùng nhạy cảm, đề kháng gà còn kém, dễ bị nhiễm bệnh, suy dinh dưỡng và yếu ớt. Vậy nên sư kê phải tuân thủ quy trình nuôi một cách bài bản và khoa học như sau:
Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị nuôi
Điều đầu tiên trong cách nuôi gà con 1 tháng tuổi mà sư kê cần nhớ chính là khu vực chuồng trại, lồng úm khi nuôi cũng như các trang thiết bị hỗ trợ gà trong việc ăn uống và ngủ nghỉ.
Khu vực chuồng trại và lồng úm
Nên tiến hành vệ sinh, khử trùng nền chuồng bằng dung dịch Formol 2% hoặc Hanlamid, Crezin. Dùng tấm cót quây cao 45cm và quây thành một khu vực có đường kính từ 2 đến 4m tùy vào quy mô gà con để làm lồng úm. Mật độ nuôi lý tưởng với gà con ở tầm tuổi này là từ 12 – 20 con/ m2.
Ở dưới nền chuồng nên phủ trấu với độ dày từ 10 – 15cm để gà không bị lạnh. Trong chuồng nên dùng đèn sưởi, máng ăn, máng uống đầy đủ.
Máng ăn cho gà con 1 tháng tuổi
Trong 1 – 2 ngày đầu tiên sau khi nở, sư kê có thể tập cho gà ăn trên khay, sau đó chuyển qua máng dài, máng tròn với thành máng cao tầm 5cm đảm bảo thức ăn không bị rơi ra nhưng vừa tầm để gà 1 tháng tuổi có thể tự ăn được. Độ dài máng cần đảm bảo khoảng 5cm trên mỗi cá thể để tránh gà chen lấn khi ăn, không con nào bị đói ăn.
Cũng trong cách nuôi gà 1 tháng tuổi này, sư kê lưu ý cho lượng thức ăn chỉ vừa đủ, hết thì đổ thêm vào, không đổ quá nhiều khiến thức ăn bị thừa. Với gà con tầm tuổi này, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa. Khi đã quen rồi thì bắt đầu giảm số lần cho ăn trong ngày xuống.
Đối với gà con mới cho vào chuồng thì sau 2 giờ mới cho gà tập ăn để đảm bảo gà đã thích nghi, làm quen tốt với môi trường sống mới.
Máng uống của gà con
Máng uống của gà nên có độ cao vừa phải, tránh để gà bị ướt cổ khi uống. Đảm bảo nước uống cho gà là nước sạch, hợp vệ sinh để tránh gà bị nhiễm bệnh. Thêm nữa, nên đặt máng uống gần máng ăn để gà tiện di chuyển.
Trong cách nuôi gà con 1 tháng tuổi, nước uống có thể pha thêm một chút đường Glucose và 1gram Vitamin C trên một lít nước nhằm bổ sung vitamin, tăng cường khả năng đề kháng cho gà con được tốt hơn.
Cách chăm sóc gà con 1 tháng tuổi – Yếu tố nhiệt độ
Thân nhiệt của gà con lúc 1 tuổi chưa ổn định như gà trưởng thành. Không được để chúng quá nóng hoặc quá lạnh. Nên đặt đèn sưởi ở giữa quây, chú ý quan sát động thái của gà để có sự điều chỉnh cho hợp lý. Nếu thấy gà tụ lại ở gần đèn tức là nhiệt độ trong úm quá thấp, gà bị lạnh. Còn nếu gà tản xa nguồn nhiệt thì tức là nhiệt độ đang hơi cao.
Theo kinh nghiệm cách nuôi gà con 1 tháng tuổi của những người chăn nuôi lâu năm, nhiệt độ chuồng nuôi nên có sự điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi của gà như sau:
- Gà từ 1 – 3 ngày tuổi nên giữ nguồn sưởi ở khoảng 38 độ, nhiệt độ trong quây khoảng từ 28 đến 29 độ.
- Gà từ 4 – 7 ngày tuổi, nhiệt độ nguồn sưởi nên duy trì khoảng 35 độ, nhiệt độ trong quây tầm 28 độ là hợp lý.
- Gà con từ 8 – 14 ngày tuổi, nguồn nhiệt giữ ở mức 32 độ, nhiệt độ trong quây khoảng 28 độ.
- Đối với gà con từ 15 đến 21 ngày tuổi, nguồn sưởi khoảng 29 độ, nhiệt độ trong quây khoảng 28 độ là hợp lý.
- Gà con từ 22 – 28 ngày tuổi, nhiệt độ nguồn sưởi tầm 29 độ, nhiệt độ trong quây từ 25 – 28 độ là lý tưởng.
Cũng trong cách nuôi gà con 1 tháng tuổi, sư kê cần đặc biệt chú ý tới thời gian chiếu sáng sẽ có sự giảm dần khi gà lớn dần lên:
- Gà từ 1 – 2 ngày tuổi, chiếu sáng 22 tiếng với cường độ 5W/m2.
- Gà được 3 – 4 ngày tuổi, chiếu sáng 20 tiếng với cường độ chiếu sáng 5W/m2.
- Gà từ 5 – 7 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng khoảng 17 tiếng với cường độ như trên.
- Gà từ 8 – 10 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 14 tiếng, cường độ còn 3W/m2.
- Gà từ 11 – 13 ngày tuổi, chỉ chiếu sáng khoảng 11 tiếng, cường độ là 3W/m2.
- Gà con từ 14 – 28 ngày tuổi, chỉ chiếu sáng tối đa 8 tiếng với cường độ 2W/m2.
Cách nuôi gà con 1 tháng tuổi – Vấn đề phòng bệnh
Việc phòng bệnh cho gà con giai đoạn đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gà có khỏe mạnh, đề kháng tốt hay không phụ thuộc nhiều vào điều này. Dưới đây là quy trình phòng bệnh cho gà từ khi còn nhỏ mà anh em có thể tham khảo:
- Trong 3 ngày đầu đời, cho gà uống đầy đủ các vacxin phòng bệnh E.Coli, Thương hàn, CRD, viêm rốn… bằng cách pha vào nước uống hàng ngày cho gà. Những con nào bị hở rốn thì cần sát trùng bằng cồn 0,5% hoặc Blue Metylen 1%.
- Gà được 7 ngày tuổi, nhỏ Lasota và chủng đậu.
- Gà được 14 ngày tuổi, trộn kháng sinh Neomycin hàm lượng 1gram trên 1kg thức ăn.
- Khi gà được 21 ngày tuổi, cần chú ý tới các yếu tố nhiệt độ, thức ăn, môi trường sống và các yếu tố khác liên quan tới dinh dưỡng.
- Gà được 24 ngày tuổi, nhỏ Lasota lần thứ 2 cho gà.
Chế độ ăn uống cho gà con 1 tháng tuổi
Cách nuôi gà con 1 tháng tuổi về chế độ ăn uống mà chúng tôi giới thiệu dưới đây phù hợp với cả mô hình nuôi gà chọi lẫn nuôi lấy thịt, lấy trứng, gà tre hay gà thả vườn…
Chế độ ăn uống cho gà con dưới 1 tháng tuổi
Gà con mới xuống ổ chưa cần ăn gì nhiều, chúng chỉ cần nhặt mẩu vụn thức ăn từ trấu lót dưới nền là đủ. Từ 2 – 3 ngày trở đi mới cho chúng tập ăn cám úm, cám công nghiệp để được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Thời điểm này chưa cần cho gà ăn mồi tanh, mồi tươi, hệ tiêu hóa của chúng còn non yếu chưa thể tiêu hóa được.
Gà con trên 1 tháng tuổi
Tầm này hệ tiêu hóa của gà đã cứng cáp hơn, có thể cho chúng ăn thêm rau xanh, vitamin, khoáng chất. Nhưng thức ăn công nghiệp vẫn chiếm 70% với gà nuôi để lấy thịt, lấy trứng. Còn với gà nuôi để đá, chúng ta sẽ chuyển dần sang cho chúng ăn thóc lúa để tăng cường sự phát triển cơ bắp, hạn chế tình trạng gà tăng cân quá mức do ăn cám công nghiệp. Bổ sung rau xanh vào phần ăn của gà với tỷ trọng khoảng 20 – 25% để tăng cường chất xơ, giúp gà tiêu hóa tốt hơn. Mồi tanh, mồi tươi chỉ nên giữ ở mức 5 – 7% mà thôi.
Gà con 1 tháng tuổi nên cho ăn ngày mấy lần?
Đây cũng là một thắc mắc thường gặp trong cách nuôi gà con 1 tháng tuổi mà nhiều người đặt ra. Theo đó, số lượng bữa ăn trong ngày của gà được phân chia như sau:
Các bữa chính
Trong cách nuôi gà con 1 tháng tuổi, một ngày nên cho gà ăn 2 bữa chính là sáng và chiều. Bữa sáng nên cho ăn lúc 7 – 8h, còn chiều tầm từ 2 – 3h. Lúc này hệ tiêu hóa của gà đang hoạt động hiệu quả, dễ tiêu hóa thức ăn. Riêng với gà nuôi lấy thịt ta có thể cho ăn thêm bữa chính nữa vào khoảng 7 – 8h tối. Nhưng lưu ý, lượng thức ăn ở bữa này ít hơn so với bữa ăn ban ngày để tránh làm gà khó tiêu.
Bữa ăn phụ
Đan xen giữa các bữa chính là bữa phụ, lý tưởng nhất là vào khung giờ buổi trưa. Có thể cho gà ăn mồi tanh, mồi tươi, rau xanh vào bữa này để chúng tiêu hóa tốt hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Lời Kết
Trên đây là chi tiết cách nuôi gà con 1 tháng tuổi mà anh em cần nắm được. Đây là giai đoạn bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của gà. Hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gà và đặc biệt chú ý tới chuồng trại để gà có được đề kháng tốt nhất, phát triển khỏe mạnh nhất. Chúc anh em nuôi gà thành công, có được lứa gà chất lượng nhất, phát triển khỏe mạnh nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất theo đúng kỳ vọng anh em đặt ra.